14 chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh

Để tối ưu hóa các mục tiêu doanh số bán hàng và gia tăng động lực làm việc, nhân viên kinh doanh cần “nằm lòng” các chỉ tiêu KPI. 

Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về 14 chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh để khi tìm việc cũng sẽ nhanh chóng lựa chọn được công việc ưng ý nhé.

anh1

Nhân viên kinh doanh luôn được áp chỉ tiêu doanh số

1. Cải thiện doanh số hàng tháng

Việc quản lý doanh số hàng tháng cho phép nhân viên kinh doanh tối ưu hóa chu trình kinh doanh và các sản phẩm “mũi nhọn” của doanh nghiệp. 

2. Tỷ lệ các emails và cuộc gọi của nhân viên kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh cần tận dụng tính năng của phần mềm quản lý quan hệ khách hàng nhằm theo dõi chi tiết các emails và cuộc gọi của nhân viên kinh doanh. 

Từ đó, nhân viên kinh doanh có thể xác định liệu rằng mình có đang “lạc bước” trong chu trình chăm sóc khách hàng tiềm năng hay chốt đơn và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng hay không. 

3. Cơ hội kinh doanh có lợi

Chỉ tiêu KPI của nhân viên kinh doanh còn phụ thuộc vào việc tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ như việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và chắc chắn họ có thể chuyển đổi thành khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp. 

Đồng thời, nhờ tính năng chia sẻ của mạng xã hội, cơ hội kinh doanh của bạn ngày càng rộng mở bởi người thân, bạn bè của khách hàng tiềm năng đều đã biết và tò mò với sản phẩm mà công ty cung cấp. 

4. Số lượng buổi huấn luyện nhân viên hàng tháng

Nhân viên kinh doanh cần thiết phải tham gia các buổi huấn luyện nhân viên hàng tháng để tăng kỹ năng chốt sales và hiểu đúng về “phễu bán hàng” như giá trị lâu dài của các khách hàng tiềm năng chuyển đổi, hiểu khách hàng thay vì chỉ “chăm chăm” chốt sales, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng,… 

Bên cạnh đó, việc huấn luyện nhân viên bán hàng sẽ giúp các nhân viên kinh doanh cải thiện doanh số bán hàng và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

anh2
Trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm bán hàng cho nhân viên là điều cần thiết

5. Tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng tin dùng sản phẩm đã đánh dấu mức độ thành công của hoạt động kinh doanh. 

Bởi vậy, để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên kinh doanh, bạn chỉ cần căn cứ vào tỷ lệ khách hàng chuyển đổi, đồng thời giúp họ xác định liệu rằng đây có phải là các khách hàng tiềm năng thật sự hay không và xác định lại chiến lược kinh doanh. 

6. Doanh số đạt được từ việc liên hệ với khách hàng bằng cuộc gọi

Sự thành công trong việc “chào hàng” bằng cuộc gọi đã chứng tỏ các bước trong chu trình kinh doanh như tìm kiếm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và khai thác các thông tin cá nhân như sở thích, mối quan tâm, khả năng tài chính,… cũng như các mối quan hệ của họ. 

Đồng thời, việc xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp rút ngắn thời gian và chi phí tìm kiếm khách hàng và cải thiện doanh số của phòng kinh doanh. 

7. Thời gian chuyển đổi trung bình

Giám đốc kinh doanh và chuyên viên kinh doanh có thể sử dụng KPI để dự đoán được doanh số từ các hoạt động kinh doanh. Từ đó, việc thực hiện “phễu bán hàng” sẽ trở nên rõ ràng hơn. 

8. Chi phí tìm kiếm khách hàng

Một trong những cách cải thiện doanh số kinh doanh là giảm chi phí tìm kiếm khách hàng. Bằng việc hiểu KPI của doanh số, bạn có thể xác định được nguồn khách hàng nào sẽ cải thiện doanh thu và giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí tìm kiếm khách hàng. 

9. Giá trị vòng đời của khách hàng

Việc tìm hiểu giá trị vòng đời của khách hàng khiến nhân viên kinh doanh có thể xác định được lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Nếu không thể xác định được thời gian “chinh phục” khách hàng thì bạn cũng sẽ mơ hồ về thời gian chuyển từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng tin dùng sản phẩm. 

10. Cải thiện doanh thu định kỳ hàng tháng

Các yếu tố như tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi đều quyết định đến tỷ lệ chốt sales và doanh thu định kỳ hàng tháng. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh đang đi đúng hướng. 

11. Mục tiêu kinh doanh 

Khi đã xác lập mục tiêu kinh doanh, nhân viên kinh doanh sẽ có động lực làm việc gấp đôi để “cán mốc” các mục tiêu doanh số và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi tin dùng sản phẩm.

12. Doanh số theo khu vực

Việc tìm hiểu khách hàng theo các khu vực địa lý là điều kiện cần trong việc triển khai chiến lược kinh doanh. Khi bạn khảo sát thị trường, ngoài tìm hiểu được nhu cầu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng đến, nhân viên kinh doanh còn “nằm lòng” các sản phẩm cũng như chiến dịch kinh doanh của đối thủ để phát triển sản phẩm độc lạ và tăng cơ hội cạnh tranh với các đối thủ. 

13. Tỷ lệ tiêu hao doanh số

Tỷ lệ tiêu hao doanh số phụ thuộc vào tỷ lệ khách hàng hủy bỏ dịch vụ và ngừng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. 

Nhân viên kinh doanh cần xác định tỷ lệ tiêu hao doanh số để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng hơn để hạn chế những rủi ro và gia tăng doanh số. Bạn đọc nếu chưa biết cụ thể về gia tăng doanh thu là gì thì có thể xem thông tin tại bài viết sau.

14. Hiệu suất làm việc của nhân viên kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh cần theo dõi sát sao và theo sát tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên kinh doanh để giúp họ phát huy những điểm mạnh và khắc phục  những điểm yếu để họ trở thành nhân viên kinh doanh suất sắc. 

Đồng thời, Trưởng phòng kinh doanh và Trưởng phòng nhân sự cũng cần tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên của các phòng, ban để có có thêm niềm vui và sự động viên, trợ giúp khi đối mặt với những khó khăn trong công việc. 

Với các thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở  bài viết trên, hy vọng rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về 14 chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

Địa chỉ cửa hàng
Gọi điện ngay
Chat Facebook
Chat trên Zalo
Anh/chị liên hệ tại đây nhé