Nếu ai đó hỏi tôi rằng, “loài hoa nào gắn liền với tuổi thơ của bạn?”. Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời là loài hoa ngũ sắc. Tuy rằng ngày ngày đều trông thấy, nhưng mỗi lúc hoa nở tôi đều phải ngỡ ngàng và vui thích trước vẻ đẹp ấy. Hãy cùng Shop hoa Nguyệt Hỷ tìm hiểu sâu hơn về loài hoa này nhé
Ngũ sắc – loài hoa dân dã xinh đẹp
Hoa ngũ sắc hay còn có tên gọi phổ biến khác là hoa bông ổi, tram ổi, thơm ổi, tram hổi. Cây có danh pháp Lantana camara, là một loài thực vật thuộc loài cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau đó phổ biến dần ở các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây ngũ sắc thường mọc dại ở các hang rào hoặc trồng làm cảnh. Cây rất dễ trồng và chăm soc, hoa mọc quanh năm kết quả vào khoảng tháng 4 đến tháng 9. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và thường sống thành khóm.
Cây ngũ sắc có lông ở khắp thân và lá cây. Là loài cây nhỏ có gai, nhiều cành. Lá cây hình bầu dục và có răng cưa ở mép lá. Hoa không có cuống, đài hoa hình chuông. Hoa kết trên đỉnh cành nhiều màu sắc nên được gọi là ngũ sắc. Mỗi bồng đơn sẽ có 4 cánh hình tròn, lõm ở giữa.
Quả ngũ sắc mọc theo chum màu xanh, lúc chin chuyển qua màu xanh tím. Cây còn được gọi là Trâm ổi vì lí do khi chin quả có mùi thơm của ổi chín
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại ngũ sắc là loài thâm đứng và thân bò.
Hoa ngũ sắc và những công dụng, ý nghĩa tuyệt vời
Xem thêm: >> Ý Nghĩa hoa hồng cam
Xem thêm: >> Ý nghĩa hoa sen đá
Xem thêm: >> Ý nghĩa hoa Huệ
Ý nghĩa
Không chỉ là một loài hoa đẹp, ngũ sắc còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa đẹp đẽ. Nó thể hiện sự thỏa mãn, biết trân trọng và yêu quý những điều mà mình đang có.
Cây có sức sống bền bỉ, mãnh liệt, có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy nên người ta còn biết đến ngũ sắc như là biểu trưng cho sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục
Công dụng
Hoa ngũ sắc mang vẻ đẹp lạ mắt và rực rỡ nên được sử dụng làm cây cảnh trồng viền, trồng nền, vườn hoa… Đặc biệt, khi biết cách phối hợp sẽ trở thành loài hoa trang trí ban công và để bàn vô cùng đẹp mắt.
Khi trồng trong các chậu nhỏ và treo trên giàn mang lại sự duyên dáng cho ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra, lá và thân ngũ sắc còn rất nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh thường thấy.
Lá cây ngũ sắc mùi hôi, có vị đắng và hơi có độc có tác dụng tiêu độc tiêu sưng rất hiệu quả.
Khi có vết thương ngoài da như loét nhẹ, trầy da, chảy máu. Dã nhỏ hoặc nghiền nát lá và đắp lên bề mặt để cầm máu. Ngoài ra thì người ta thường nấu lá ngũ sắc để chữa mụn nhọt ,viêm da, tinea, eczema.
Cách chăm sóc cây ngũ sắc
Ngũ sắc thường được trồng theo phương pháp gieo giống hoặc giâm cành. Nếu chưa có kinh nghiệm trong cả 2 việc này thì bạn nên chọn mua giống tại các cửa hang hoa uy tín.
Đất trồng:
Vì cây thường phát triển ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nên cây ngũ sắc đặc biệt phát triển tốt ở điều kiện đất khô thoáng. Tránh để ngập chậu hoặc bồn nơi trồng hoa và bổ sung dinh dưỡng thường xuyên cho cây.
Ánh sáng:
Cây phát triển tốt nhất khi được cung cấ ánh sáng từ 4-6 giờ mỗi ngày. Khi nhận được nguồn sáng thích hợp thì cây sẽ cho hoa nở quanh năm. Nên cân nhắc trồng hoa dưới tán cây cổ thụ lớn.
Tưới nước: Cần tưới nước mỗi ngày 3 lần giúp hoa sinh trưởng và phát triển tự nhiên. Tránh việc tưới quá nhiều trong một lần gây ngập úng đất. Không nên tưới cây vào buổi trưa hoặc lúc trời nắng to vì sẽ gây mất nước cho cây.
Mong rằng những chia sẻ trên đay của chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết thú vị về hoa ngũ sắc. Ghé thăm chuyên mục ý nghĩa hoa của shop hoa tươi để cùng khám phá thêm thêm nhiều loài hoa ý nghĩa nữa nhé
- Điện hoa tươi Quận 7 – Điện hoa trao yêu thương
- Shop hoa tươi đường Lạc Long Quân
- Hoa trạng nguyên và những điều bạn chưa biết
- Hoa sơn trà – biểu tượng của sự kiều diễm và đài các
- Ý nghĩa của Hoa thủy tiên – Lily Peru | Loài hoa của tình bạn
- Cách bó hoa cưới đơn giản cực cuốn hút cho cô nàng yêu thích sáng tạo^^